Parafin là gì? Ứng dụng của parafin trong mỹ phẩm và y tế

Bạn có biết, da tay và da chân là vùng da gợi cảm của chị em phụ nữ và cũng cần được chăm sóc tỉ mỉ như da mặt? Một trong những cách làm đẹp hiệu quả ở vùng da này là mọi người thường dùng Parafin. Vậy Parafin là chất gì? Parafin có ứng […]

Đã cập nhật 16 tháng 3 năm 2023

Bởi

5/5 - (10 bình chọn)
Parafin là gì? Ứng dụng của parafin trong mỹ phẩm và y tế

Bạn có biết, da tay và da chân là vùng da gợi cảm của chị em phụ nữ và cũng cần được chăm sóc tỉ mỉ như da mặt? Một trong những cách làm đẹp hiệu quả ở vùng da này là mọi người thường dùng Parafin. Vậy Parafin là chất gì? Parafin có ứng dụng như thế nào trong mỹ phẩm và y tế? Bài viết dưới đây, bạn hãy cùng Trắng Da tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Parafin là gì? Công dụng của Parafin trong chăm sóc da

Parafin là tên gọi chung của một nhóm ankan hiđrocacbon có khối lượng phân tử lớn, được chiết xuất từ ​​dầu mỏ nên còn được gọi là dầu Parafin. Đây là hoạt chất được sử dụng như một chất làm mềm hiệu quả và dưỡng ẩm cho da.

Một số tính chất vật lý và hóa học của Parafin là:

  • Parafin tồn tại ở cả dạng rắn và lỏng. Tuy nhiên, hoạt chất này lại thường được tìm thấy chủ yếu dưới dạng chất rắn màu trắng (dạng sáp).
  • Chất này không mùi, không vị, nhiệt độ nóng chảy từ 47 – 65°C.
  • Không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong ete và benzen.
  • Không bị ảnh hưởng bởi các thuốc thử hóa học thông thường, nhưng rất dễ cháy.
Parafin là chất gì? (Nguồn hình: Internet)
Parafin là chất gì? (Nguồn hình: Internet)

Trong lĩnh vực thẩm mỹ, Parafin còn được biết đến như một loại mặt nạ nóng có tác dụng phục hồi, trẻ hóa và làm mềm những vùng da thường khô ráp, sần sùi, nhiều tế bào chết như da tay và da chân. Dưới đây là một vài công dụng nổi bật của Parafin mà Trắng Da muốn chia sẻ đến bạn:

Dưỡng ẩm, làm mềm cho da

Khi thoa các sản phẩm có chứa Parafin lên da sẽ tạo ra một lớp màng mỏng có khả năng làm giảm ma sát giữa các tế bào da và giữ cho làn da được mềm mịn hơn. Đồng thời các sản phẩm chăm sóc da có chứa hoạt chất này cũng có khả năng giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như ánh nắng mặt trời, thời tiết hanh khô, gió mạnh,…Bởi vậy nên khi thoa các sản phẩm này trên da một thời gian nhiều người dùng sẽ thấy da có vẻ mềm hơn, sờ lên thấy mịn hơn. 

>>>Tham khảo:

Làm dịu các vết thương, tổn thương da

Khi xuất hiện bất kỳ vết thương nào làn da của chúng ta sẽ mỏng, nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng bởi các tác nhân từ môi trường. Vì vậy việc bảo vệ làn da, xoa dịu những vết thương vừa mới xuất hiện là rất quan trọng để quá trình phục hồi được diễn ra thuận lợi. Việc sử dụng Parafin trên vùng da tổn thương có thể giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ, giúp giữ cho da ẩm và ngăn ngừa các tác nhân gây kích ứng từ môi trường bên ngoài, giúp da hồi phục nhanh chóng hơn.

>>>Xem thêm:

Làm sạch da

Khi sử dụng các sản phẩm làm sạch da như sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết, tẩy trang có chứa paraffin có thể thâm nhập vào các lỗ chân lông và loại bỏ chất bẩn, tạp chất và tế bào chết trên da. Đồng thời, cũng giúp cải thiện độ ẩm của da và làm mềm da. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt khi sử dụng parafin để làm sạch da, bạn nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm và cách sử dụng. Đồng thời nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình chăm sóc da.

Ngoài tác dụng phục hồi và làm đẹp, parafin còn có khả năng thẩm thấu vào từng lớp cơ trên da, mang lại cảm giác thư thái tuyệt vời cho toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, Parafin trong vật lý trị liệu được coi là một trong những phương pháp sử dụng nhiệt để điều trị bệnh.

Parafin có khả năng làm ẩm, dưỡng da, làm dịu các vết thương trên da (Nguồn hình: Internet)
Parafin có khả năng làm ẩm, dưỡng da, làm dịu các vết thương trên da (Nguồn hình: Internet)

>>>Có thể bạn quan tâm: [Review] Top 20+ bộ sản phẩm skincare cho da dầu mụn, tốt nhất, thu nhỏ lỗ chân lông

Ứng dụng của Parafin trong y tế, công nghiệp và mỹ phẩm

Bên cạnh mỹ phẩm, Parafin còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp…

Ứng dụng trong công nghiệp

Làm nến hay làm dầu đốt cho đèn chiếu sáng là ứng dụng hàng đầu của dầu Parafin trong công nghiệp. Đây là ứng dụng đầu tiên của dầu Parafin vào thế kỷ 19. Sản phẩm này được sử dụng như một chất thay thế cho sáp ong và dần trở thành lựa chọn hàng đầu của những người làm nến. Ngoài dùng để sản xuất nến, hoạt chất này còn có một số công dụng khác như:

  • Parafin lỏng tham gia vào quá trình sản xuất nhựa và cao su.
  • Là thành phần không thể thiếu của quy trình sản xuất ván ép MDF.
  • Tham gia sơ chế, chế biến gỗ trong sản xuất giấy.
  • Dầu parafin được dùng làm chất bôi trơn cho các hệ thống máy móc.
  • Được sử dụng làm nhiên liệu cho các động cơ phản lực và tên lửa.
  • Dầu Parafin được các nhà sản xuất áp dụng cho bề mặt kim loại trong quá trình sản xuất và vận chuyển để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn bởi axit hoặc hơi ẩm.

Ứng dụng trong làm đẹp

Nhờ có đặc tính cứng, khả năng chống va đập và độ dẻo cao nên sáp Parafin có thể ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực mỹ phẩm. Ngoài ra, các chuyên gia còn tìm thấy một số protein và vitamin trong dầu parafin có tác dụng cấp ẩm cho làn da, giúp da săn chắc, mượt mà, mở lỗ chân lông và loại bỏ tế bào chết của tế bào da…

Hiện nay, bạn rất dễ tìm thấy các sản phẩm có chứa thành phần Parafin như son môi, kem chống nắng, mỹ phẩm dưỡng da… Bên cạnh ứng dụng trong mỹ phẩm, các chuyên gia còn sử dụng liệu pháp sáp của hoạt chất này để làm giảm sưng cứng bắp chân.

Ứng dụng của parafin trong ngành mỹ phẩm làm đẹp (Nguồn hình: Internet)
Ứng dụng của parafin trong ngành mỹ phẩm làm đẹp (Nguồn hình: Internet)

Ứng dụng trong thực phẩm

Ứng dụng trong thực phẩm của sáp parafin là gì? Sáp Parafin được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như phủ một số loại phô mai để bảo vệ bề mặt hoặc để sản xuất chất nền kẹo cao su. Loại sáp này cũng được sử dụng trên trái cây để cải thiện khả năng giữ ẩm, kéo dài thời hạn sử dụng, độ tươi và độ bóng.

Ứng dụng trong sản xuất dược phẩm và y học

Ngày nay, parafin y tế được ứng dụng trong điều trị thoái hóa khớp, trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm… Liệu pháp chứa hoạt chất này giúp giảm đau, duy trì chức năng của khớp, làm chậm hoặc ngăn ngừa tổn thương khớp. Ngoài ra, Parafin còn có tác dụng làm trơn, nhuận tràng, chống táo bón nên được dùng làm thuốc nhuận tràng cho người bệnh.

Parafin có an toàn cho da hay không?

Hiện nay, Parafin là thành phần được WHO và các chuyên gia cho phép sử dụng trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng Parafin với tần suất quá nhiều, nồng độ cao hoặc sản phẩm kém chất lượng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Ngứa, nổi mẩn đỏ, nóng rát, đau nhức thậm chí là viêm da.

Khi cơ thể dùng chất Parafin đến một lượng nhất định thì có thể làm giảm khả năng hấp thụ oxy của tế bào. Từ đó gây ra hiện tượng kích ứng và lão hóa sớm. Vì vậy, Parafin là thành phần an toàn cho da nếu bạn sử dụng chúng với tần suất vừa phải, không nên lạm dụng. Tốt hơn hết nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ da liễu trước khi sử dụng.

>>>Tìm hiểu thêm các hoạt chất mỹ phẩm phổ biến khác như:

Các biện pháp để giảm thiểu tác hại của parafin

Như bạn cũng đã biết, Parafin nếu dùng sai cách hoặc dùng quá liều lượng thì sẽ gây hại cho cơ thể. Vì vậy, để giảm thiểu tác hại và sự cố của Parafin, bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Trước khi dùng Parafin, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Bạn không dùng sản phẩm nếu cơ thể bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong Parafin.
  • Không tự ý đưa thuốc này cho trẻ em và người già.

Cách sử dụng và giảm thiểu tác hại của parafin

Parafin là một thành phần thường xuất hiện trong các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da như kem dưỡng, kem chống nắng, son môi, kem đánh răng,… Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào chứa paraffin cũng tốt cho da, vì có thể gây kích ứng và nặng hơn, gây ra một số tác dụng phụ. Bởi vậy trước khi quyết định mua và sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất này, cần có sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia da liễu. 

Qua những chia sẻ trên, Trắng Da đã cùng bạn tìm hiểu dầu Parafin là gì và những ứng dụng của loại chất này đối với đời sống. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu hơn về Parafin và biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý nhất. Đừng quên theo dõi Trắng Da để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!