Mụn nội tiết tố là gì? Dấu hiệu và 4 cách điều trị mụn nội tiết

Mụn nội tiết tố hình thành do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Để hiểu hơn về loại mụn này và cách điều trị mụn nội tiết tại nhà, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Trắng Da nhé! Mụn nội tiết tố là gì? Mụn nội tiết tố là loại mụn […]

Đã cập nhật 27 tháng 1 năm 2023

Bởi

5/5 - (10 bình chọn)
Mụn nội tiết tố là gì? Dấu hiệu và 4 cách điều trị mụn nội tiết

Mụn nội tiết tố hình thành do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Để hiểu hơn về loại mụn này và cách điều trị mụn nội tiết tại nhà, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Trắng Da nhé!

Mụn nội tiết tố là gì?

Mụn nội tiết tố là loại mụn có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, tạo nên nhiều u nang nằm sâu trong da. Loại mụn này bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì và phổ biến hơn ở phụ nữ tuổi trưởng thành. 

Mụn nội tiết hình thành khi các hormone estrogen, progesterone và androgen trong cơ thể hoạt động mạnh mẽ, gây rối loạn nội tiết tố. Khi cơ thể bị rối loạn nội tiết, các hormone sẽ kích hoạt và tăng tiết bã nhờn. Lượng bã nhờn tăng tiết sẽ bịt kín lỗ chân lông. Tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn, không thoát ra ngoài được, hình thành nên các nốt mụn. Hơn nữa, nếu hormone progesterone tăng sẽ khiến da khô, dễ bị nhiễm trùng và dễ nổi mụn. Như vậy, mụn do nội tiết tố xảy ra khi có sự rối loạn nội tiết bên trong. Khi nội tiết tố cân bằng, mụn sẽ không hình thành nữa.

Mụn nội tiết tố có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính
Mụn nội tiết tố có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính (Nguồn hình: Sưu tầm)

Nguyên nhân gây ra mụn nội tiết tố

Tuổi dậy thì

Khi bước vào tuổi dậy thì, nồng độ hormone androgen trong máu sẽ tăng lên nhanh chóng. Nội tiết tố, hormone thay đổi là biểu hiện bình thường của cơ thể có nhiệm vụ đảm bảo chu kỳ sinh lý được diễn ra tự nhiên. Tuy nhiên nếu hormone hoạt động quá mạnh sẽ gây kích thích đến quá trình tiết bã nhờn trên da. Khi lượng dầu nhờn tiết trên da quá nhiều sẽ gây bí tắc lỗ chân lông, từ đó hình thành lên những nốt mụn.

Chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến làn da của phụ nữ. Vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ sản xuất nhiều hormone progesterone hơn bình thường. Chính sự gia tăng bất thường của loại hormone này sẽ thúc đẩy hoạt động của tuyến bã nhờn trên da. Lỗ chân lông sẽ càng bị bí tắc, vi khuẩn và bụi bẩn bám trên da sẽ phát triển mạnh và gây ra những nốt mụn lớn nhỏ khác nhau.

Những thay đổi trong cơ thể ở chu kỳ kinh nguyệt gây ra mụn nội tiết tố
Những thay đổi trong cơ thể ở chu kỳ kinh nguyệt gây ra mụn nội tiết tố (Nguồn hình: Sưu tầm)

Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn mà người phụ nữ nào cũng sẽ phải trải qua. Tiền mãn kinh là lúc nội tiết tố trong cơ thể bị ảnh hưởng. Nhiều hormone bị giảm đột ngột, kèm theo đó là sự gia tăng hormone androgen. Đặc biệt, lượng hormone testosterone tăng mạnh khiến da tiết nhiều bã nhờn và hình thành mụn.

Phụ nữ bị mắc bệnh đa nang buồng trứng (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng buồng trứng có nhiều nang hơn bình thường. Trong khi đó, hầu hết các hormone trong cơ thể đều được tạo ra từ cơ quan này. Vì vậy, khi người phụ nữ bị buồng trứng đa nang sẽ làm tăng sản xuất nhiều nội tiết tố androgen cùng với nhiều progesteron hơn. Vì vậy người mắc bệnh này rất dễ nổi mụn nội tiết tố.

Stress, căng thẳng kéo dài

Stress, căng thẳng diễn ra trong thời gian dài  cũng là nguyên nhân gây ra mụn nội tiết tố phổ biến. Quá trình hình thành và phát triển của mụn do stress, căng thẳng cũng tương tự giống như chu kỳ kinh nguyệt. Khi cơ thể chịu áp lực, stress cao, lượng hormone androgen tiết ra nhiều hơn sẽ gây ra nhiều bã nhờn và mụn nội tiết tố.

Stress, căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra mụn
Stress, căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra mụn (Nguồn hình: Sưu tầm)

Chế độ dinh dưỡng, thực đơn ăn uống chưa khoa học

Một chế độ dinh dưỡng không khoa học, một thói quen sinh hoạt không hợp lý sẽ là nguyên nhân gây ra mụn nội tiết tố và các loại mụn khác. Cơ thể không đủ chất, ngủ không đủ giấc sẽ phản ánh trực tiếp trên làn da. Nếu ăn quá nhiều tinh bột, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, đồ cay nóng sẽ dễ gây sản sinh hormone insulin. Từ đó hình thành nên mụn.

Dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết

Việc nhận biết các triệu chứng của mụn là bước đầu tiên trong quá trình tìm ra cách trị mụn nội tiết tố. Làm sao để biết mình bị mụn nội tiết? Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết tố mà bạn không thể bỏ qua:

  • Mụn xuất hiện ở các khu vực cằm, xương hàm, mũi: Đây là những khu vực có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Khi cơ thể bị rối loạn nội tiết tố sẽ kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn, lỗ chân lông bị tắc nghẽn gây ra mụn. Loại mụn nội tiết tố này có kích thước khác nhau và có thể mọc đơn lẻ hoặc mọc thành cụm trên da. Khu vực càng nhiều dầu thì mụn sẽ hoạt động càng mạnh. Thông thường hàng tháng đến chu kỳ kinh nguyệt, chị em sẽ bị nổi mụn ở má, mũi hoặc cằm. 
  • Mụn xuất hiện sau 20 tuổi: Đây là thời điểm nội tiết tố của phụ nữ có nhiều biến động do mang thai, sinh nở và cho con bú. Do đó, nếu bạn đã qua tuổi dậy thì mà da vẫn bị mụn thì hãy thử xem xét trường hợp này.
  • Xuất hiện mụn bọc, mụn mủ có kích thước và tình trạng sưng viêm khác nhau. Tình trạng mụn viêm cũng sẽ tùy vào cơ địa của mỗi người mà có những mức độ khác nhau. Nhưng đa phần sẽ là mụn đầu trắng có nhân nằm sâu bên dưới. Đối với những ai đã bước qua tuổi dậy thì, mụn sẽ có khả năng xuất hiện nhiều ở các vùng quanh cằm, quanh quai hàm hoặc hai bên má. Mụn cũng sẽ bị tác động từ môi trường bên ngoài khiến mọc nhiều hơn và nặng hơn.
Dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết thông qua vị trí và tình trạng mụn
Dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết thông qua vị trí và tình trạng mụn (Nguồn hình: Sưu tầm)

>>>Tìm hiểu thêm:

Cách điều trị mụn nội tiết tố hiệu quả, chuẩn y khoa

Mụn nội tiết có chữa khỏi hoàn toàn được không? Khi bị mụn nội tiết tố chúng ta hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu áp dụng sớm và đúng biện pháp. Tuy nhiên, để có thể loại bỏ hoàn toàn loại mụn này sẽ cần nhiều thời gian hơn các loại mụn thông thường khác. Nếu tình trạng mụn ngày một nặng hơn, xuất hiện thêm một số biến chứng như mụn nhọt, mụn đinh râu,…Thì Trắng Da khuyên bạn nên đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một vài cách điều trị mụn nội tiết tố tại nhà đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được.

Sử dụng thuốc Tây để trị mụn nội tiết tố

Mụn nội tiết tố sẽ không thể trị dứt điểm nếu như chỉ dùng các loại kem dưỡng da thông thường. Vì căn bản, mụn nội tiết là do bên trong cơ thể, mụn sẽ nằm sâu dưới da. Bởi vậy, nếu lạm dụng các sản phẩm kem dưỡng sẽ khiến lỗ chân lông bị bí tắc. Để điều trị mụn nội tiết từ bên trong thì cần phải có sự can thiệp của các loại thuốc Tây:

  • Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có chứa ethinyl estradiol, norethindrone, drospirenone và norgestimate giúp cân bằng lượng hormone trong cơ thể. Thuốc tránh thai có khả năng điều chỉnh nồng độ hormone trong cơ thể trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy vậy đối với những người bị cao huyết áp, máu đông, bệnh ung thư vú thì không nên sử dụng loại thuốc này.
  • Thuốc chống hormone androgen: Aldactone là loại thuốc chống hormone androgen được khá nhiều người tin dùng mỗi khi bị mụn nội tiết tố. Khi nồng độ androgen cao gây ra mụn do nội tiết tố, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc aldactone. Loại thuốc này hoạt động bằng cách giảm lượng nội tiết tố nam androgen. 
  • Thuốc bôi ngoài da có chứa retinol: Đây là loại thuốc bôi dành cho người bị tình trạng mụn tiết tố nhẹ. Loại thuốc này có chứa thành phần chiết xuất từ vitamin và được bào chế thành dạng kem hoặc gel, được bán khá nhiều tại các hiệu thuốc Tây. Lưu ý khi bôi thuốc có chứa retinoids bạn cần chống nắng thật kỹ. Vì loại thuốc này rất dễ bắt nắng.
  • Thuốc uống Isotretinoin: Đây là loại thuốc uống dành cho người bị tình trạng mụn tiết tố nặng. Loại thuốc này mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ. Vì vậy, khi sử dụng bạn cần hết sức chú ý tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Viên thuốc uống Glutathione có tác dụng loại bỏ kim loại nặng ra khỏi cơ thể. Khả năng chống oxy hóa của Glutathione cũng rất cao. Đồng thời, Glutathione còn giúp tăng cường tổng hợp các sắc tố nhẹ, giúp làm đều màu da, giảm thâm khi điều trị mụn.
  • … 
Sử dụng thuốc Tây giúp cân bằng nội tiết tố
Sử dụng thuốc Tây giúp cân bằng nội tiết tố (Nguồn hình: Sưu tầm)

Sử dụng thuốc Đông y điều trị mụn nội tiết tố

Bên cạnh thuốc Tây thì thuốc Đông y cũng có công dụng hỗ trợ điều trị tình trạng mụn nội tiết tố. Với những loại thuốc thảo dược quý từ thiên nhiên, các toa thuốc Đông y sẽ hỗ trợ điều trị tận gốc mụn nội tiết. Ngoài ra thuốc Đông y còn giúp cơ thể cân bằng khí huyết, mát gan, giải độc từ đó đẩy lùi mụn. Một số thảo dược thường được sử dụng trị mụn như Hoài sơn, Hồng hoa Chi tử, Bồ công anh, Trạch tả, Linh chi xanh, Tỳ giải, Diệp hạ châu, Đan bì, Hoàng cầm,… Để có bài thuốc đặc trị, phù hợp với cơ địa và tình trạng mụn, bạn cần đến các trung tâm Đông y, bác sĩ sẽ khám và tư vấn chi tiết nhất.

Các loại thuốc Bắc, thuốc Nam giúp trị mụn nội tiết
Các loại thuốc Bắc, thuốc Nam giúp trị mụn nội tiết (Nguồn hình: Sưu tầm)

Trị mụn nội tiết tố bằng phương pháp từ thiên nhiên 

Đối với tình trạng mụn bộc phát, ở giai đoạn nhẹ, bạn có thể áp dụng các cách trị mụn với các thành phần từ thiên nhiên như:

  • Tinh dầu tràm trà: Có tác dụng kháng viêm cũng như làm dịu da, giúp diệt khuẩn. Đồng thời giúp làm dịu nhanh chóng các loại mụn do nội tiết tố, mụn bọc khá tốt. Khi bị mụn nội tiết tố, bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm trà để đẩy nhanh quá trình điều trị trên da.
  • Lá trà xanh: Chứa nhiều hoạt chất giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, làm dịu da và hỗ trợ giảm sưng tấy do mụn. Các chất chống oxy hóa tự nhiên trong trà xanh sẽ giúp làn da bạn luôn mịn màng và khỏe mạnh từ sâu bên trong.
  • Tinh bột nghệ: Chứa hoạt chất curcumin có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn. Với những người bị mụn, nghệ là nguồn nguyên liệu không thể bỏ qua. Khi sử dụng nghệ thường xuyên, làn da của bạn sẽ trở nên sáng và mịn màng hơn, các vết sẹo do mụn trứng cá cũng giảm đi đáng kể.
  • Rau má: Chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin giúp giảm mụn, làm lành vết thương trên da. Ngoài ra, rau má còn chứa hoạt chất triterpenoids giúp làm mờ sẹo và tái tạo tế bào da mới.
Phương pháp trị mụn từ thiên nhiên được áp dụng rộng rãi
Phương pháp trị mụn từ thiên nhiên được áp dụng rộng rãi (Nguồn hình: Sưu tầm)

>>>Click xem ngay:

Thay đổi chế độ ăn uống

Đối với những người bị mụn do nội tiết tố thì chế độ dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tốc độ phục hồi làn da. Vậy đâu là thực phẩm trị mụn nội tiết hiệu quả?

  • Thực phẩm chứa nhiều chất có khả năng giảm viêm tự nhiên: Trái cây, các loại hạt, cà chua, dầu oliu, cá hồi, việt quất,… là những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxi hóa tự nhiên. Hơn nữa các chất béo có trong những thực phẩm này có khả năng kháng khuẩn và giảm viêm tương đối tốt.
  • Thực phẩm giàu vitamin nhóm B, vitamin D và kẽm: Vitamin D có vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh sự tăng biểu bì, giúp giải quyết các vấn đề về mụn như: mụn nội tiết tố, mụn trứng cá,… Vitamin nhóm B và kẽm sẽ giúp kiểm soát mụn, giảm sưng viêm và giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn. Bạn có thể bổ sung vitamin nhóm B từ các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, nấm, hến, ngũ cốc,… Ngoài ra, người bị mụn nên tích cực uống nhiều nước để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, cân bằng độ ẩm trên da để giảm tình trạng mụn và tiết ra nhiều dầu.
Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B, vitamin A, các thành phần có khả năng giảm viêm
Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B, vitamin A, các thành phần có khả năng giảm viêm (Nguồn hình: Sưu tầm)

>>>Đừng bỏ lỡ: Bị mụn không nên ăn gì? 8+ Thực phẩm cần tránh khi trị mụn

Lưu ý khi chăm sóc da mặt đang nổi mụn nội tiết tố

Trong quá trình điều trị mụn nội tiết tố, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Luôn làm sạch da mỗi ngày, để lỗ chân lông thông thoáng, giảm bã nhờn.
  • Hạn chế trang điểm. Vì mỹ phẩm có thể khiến lỗ chân lông thêm bí tắc, da không được làm sạch hoàn toàn, làm gia tăng mụn.
  • Khi ra ngoài, phải che chắn cẩn thận, đồng thời sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da
  • Nếu sử dụng các dòng thuốc trị mụn, kem trị mụn, bạn cần có sự tư vấn từ bác sĩ da liễu hoặc test trên da tay trước khi thoa lên mặt.
  • Kiểm soát tâm lý, hạn chế căng thẳng, ngủ đúng giờ.
  • Xây dựng thực đơn phù hợp, kết hợp với trà xanh, trà hoa cúc hoặc trà trắng để giải độc cơ thể.
  • Thay ga giường, vỏ gối thường xuyên để bụi bẩn không bám vào da làm mụn nặng hơn.
  • Tuyệt đối không giơ tay sờ mụn hay tự ý nặn mụn tại nhà. Hành động này có thể khiến mụn chuyển sang tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Mụn nội tiết tố xảy ra khi có sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Mụn nội tiết tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và có thể để lại sẹo nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn thường xuyên bị mụn do nội tiết tố để được tư vấn và chăm sóc da đúng cách. Đừng quên theo dõi Trắng Da để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!