Nguyên nhân gây mụn và cách điều trị mụn cho mọi lứa tuổi

Mụn và điều trị mụn luôn là vấn đề nan giải và nhức nhối với rất nhiều người. Sở hữu làn da sạch bóng, căng mịn luôn là ước mơ của bất kỳ cô gái nào. Hiểu được mong ước đó, bài viết hôm nay dành cho những ai đang thực sự “lực bất tòng […]

Đã cập nhật 12 tháng 8 năm 2022

Bởi thaovu

5/5 - (10 bình chọn)
Nguyên nhân gây mụn và cách điều trị mụn cho mọi lứa tuổi

Mụn và điều trị mụn luôn là vấn đề nan giải và nhức nhối với rất nhiều người. Sở hữu làn da sạch bóng, căng mịn luôn là ước mơ của bất kỳ cô gái nào. Hiểu được mong ước đó, bài viết hôm nay dành cho những ai đang thực sự “lực bất tòng tâm” với tình trạng mụn của mình. Với toàn bộ “tâm huyết”, Trắng Da tổng hợp tất tần tật các kiến thức về nguyên nhân gây mụn và cách điều trị mụn cho mọi lứa tuổi. Hy vọng các bạn đọc có thể áp dụng thành công, cũng như tiết kiệm được kha khá chi phí trong quá trình điều trị mụn của mình. “Gét gô”!

>>> Xem thêm:

Cách chăm sóc da mụn

Chăm sóc da mụn

Mụn – chính xác là gì?

Đầu tiên “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, vậy bạn thực sự biết những gì về mụn. Với những người mụn thâm niên, Trắng Da chắc chắn bạn sẽ rất rõ về hình dáng của mụn, mụn trông như thế nào? Lý do vì sao mình lại hay nổi mụn? Tuy nhiên, những gì bạn biết, bạn trải nghiệm, bạn cảm nhận chỉ là bề ngoài của “bé mụn” mà thôi, ngày hôm nay Trắng Da sẽ thay bạn “lột trần” sự thật về “bé mụn” nhé!

Mụn theo định nghĩa khoa học là một chứng rối loạn viêm da xảy ra khi nội tiết tố thay đổi (chủ yếu là nội tiết tố androgen). Do đó, mụn phổ biến hơn nhiều đối với thanh thiếu niên vì tuổi dậy thì thường gây ra sự rối loạn nội tiết ở trong cơ thể.

Xem thêm:trị sẹo thâm, cách giảm béo mặt, rạn da chân, cách xác định khuôn mặt

Mụn ở độ tuổi dậy thì

Mất cân bằng hormone ở tuổi dậy thì nguyên nhân khiến không ít thanh niên đối mặt với các tình trạng mụn nặng, mụn thâm, mụn nang khó chữa. 

Quá trình hình thành mụn ở độ tuổi dậy thì:

  • Mất cân bằng hormone khiến tuyến dầu trong lỗ chân lông phát triển mạnh mẽ và tiết ra quá nhiều lượng dầu thừa.
  • Dầu thừa không được làm sạch tích tụ khiến làm bít tắc lỗ chân lông.
  • Tắc nghẽn lỗ chân lông lâu dần gây nên tình trạng viêm nhiễm bởi vi khuẩn.
  • Đúng vậy, lúc này “bé Mụn” chào đời!

Sai lầm khi bị mụn ở độ tuổi dậy thì:

Vì là độ tuổi đẹp nhất mà lại mang những nốt mụn trên mặt thì chả ai vui vẻ đúng không nào! Tuy nhiên, bạn đừng cố gắng LOẠI BỎ mụn hay sử dụng các sản phẩm làm khô da với hi vọng làn da giảm sản xuất dầu. Chắc bạn cũng biết rồi đấy, kết quả chỉ khiến các “bé Mụn tức giận”, các nốt mụn đỏ càng thêm đỏ và tình trạng mụn trở nên TỒI TỆ hơn. 

>> Điều tiên quyết, hãy đối xử làn da mụn của bạn như một làn da nhạy cảm. Sử dụng những sản phẩm dịu nhẹ nhất để không làm tăng kích ứng và mẩn đỏ trên gương mặt thanh niên này!

Mụn ở người trưởng thành

Khi đến tuổi trưởng thành, nội tiết của nam giới ổn định, trong khi phụ nữ có thể tiếp tục thất thường, đặc biệt là vào chu kỳ kinh nguyệt hoặc bước vào độ tuổi trung niên, mãn kinh, tiền mãn kinh. Đây là lý do vì sao nữ thường dễ nổi mụn trước kỳ kinh nguyệt và trong suốt cuộc đời của họ. Và kết quả là tỷ lệ mụn ở người trưởng thành, phụ nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới.

TUY NHIÊN, khác với độ tuổi dậy thì mơn mởn, tuổi trưởng thành không chỉ phải chiến đấu với mụn, mà còn phải đối mặt với lão hóa da. Các sản phẩm cho người trưởng thành cần bổ sung nhiều thành phần hơn để giải quyết các dấu hiệu lão hóa, thay đổi sắc tố và các tác động từ ánh sáng mặt trời. 

Có thể bạn sẽ cần đấy: TOP 13 Kem Dưỡng Da Chống Lão Hóa Tốt Nhất Hiện Nay

Lưu ý căn bản khi bị mụn nhất định ai cũng phải biết

Để không làm tình trạng mụn trở nặng, tuyệt đối hãy nằm lòng những lưu ý cơ bản và tiên quyết sau đây:

Làm sạch da đúng cách

Làm sạch là bước đầu tiên và cơ bản nhất để tình trạng mụn không bùng phát thêm. Đừng làm dụng những sản phẩm làm sạch quá mức khiến da khô căng hay mài mòn da. Hãy “cật lực” nghiên cứu để lựa chọn sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, lành tính, không chứa chất kích ứng và phù hợp với bản thân.

Trắng Da “thả nhẹ” một số sản phẩm làm sạch dịu nhẹ nhất để bạn có thể thong thả lựa chọn nhé:

Những sản phẩm cần kiêng kỵ khi bị mụn

Để tránh “đổ thêm dầu vào lửa” khiến mụn trầm trọng thêm, các bạn hãy tránh xa những sản phẩm sau đây:

  • Các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm có chứa thành phần gây kích ứng: Việc sử dụng các sản phẩm chứa chất gây kích ứng sẽ khiến làn da ửng đỏ hơn và gây tổn hại đến bề mặt da, ngăn cản quá trình tự chữa lành của da. Một số thành phần có thể gây kích ứng da mà bạn nên “gạch tên” từ bây giờ: bạc hà (bao gồm tinh dầu bạc hà, menthyl lactate, menthol), chiết xuất từ cây phỉ, cồn SD hoặc cồn biến tính, bạch đàn, chanh, bưởi, giấm, tinh dầu và hương liệu. 
  • Kem dưỡng ẩm giàu chất làm mềm: Các sản phẩm này không những khiến làn da dầu trở nên bóng nhờn và bết dính hơn, mà còn có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Dầu xả và các sản phẩm tạo kiểu tóc: Nếu bạn có làn da dễ nổi mụn, hãy tránh những sản phẩm tạo kiểu tóc dạng sáp bôi dọc theo chân tóc vì rất dễ lưu lại trên trán, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến nổi mụn. Các loại dầu xả cũng có thể khiến da nổi mụn, vậy nên hãy tránh để những sản phẩm này tiếp xúc với da mặt, da vùng cổ và cả lưng. 

Hiểu đúng về nguyên nhân gây ra mụn

Nguyên nhân gây mụn và cách điều trị luôn là câu hỏi mà nhiều người vẫn chưa trả lời được? Để có thể nhanh chóng “say bye” với bé mụn, cùng Trắng Da nắm rõ chính xác nguyên nhân hình thành mụn, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Căng thẳng và Hormone có gây ra mụn?

Có thể bạn từng nghe rằng có sự khác biệt giữa mụn gây ra bởi hormone và mụn do sự căng thẳng, nhưng căng thẳng không phải nguyên nhân gây ra mụn. Bởi bất kể ai cũng từng trải qua căng thẳng, nghĩa là dường như tất cả mọi người đều có mụn. Và đương nhiên không hề có chuyện đó!

Mặc dù sự căng thẳng không gây ra mụn nhưng lại có mối liên hệ giữa căng thẳng và mụn. Theo các nhà nghiên cứu, trong cơ thể người có một chất gọi là cortisol (một loại hormone steroid mà ai cũng có, được sản xuất dư thừa khi bạn căng thẳng) có thể kết hợp với androgen (chịu trách nhiệm sản xuất dầu và hầu hết các loại mụn), từ đó kích hoạt các yếu tố bên trong da dẫn đến nổi mụn.

Dễ hiểu hơn, căng thẳng giải phóng các chất gây viêm trong da và khiến tình trạng mụn trứng cá trở nên xấu hơn. Mụn là một chứng rối loạn viêm, vì vậy bất cứ điều gì làm tăng tình trạng viêm trên da, bao gồm cả sự căng thẳng, đều có thể làm vấn đề này trầm trọng hơn.

Trang điểm có gây mụn không?

Trang điểm không gây ra mụn, yếu tố di truyền và mất cân bằng hormone mới là nguyên nhân gây ra mụn. 

Như đã nói, việc da nổi mụn có thể do các sản phẩm giàu chất làm mềm, kết cấu đặc gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Nguyên nhân duy nhất làm nổi mụn từ việc trang điểm là không tẩy trang sạch hoặc thậm chí tệ hơn là đi ngủ với lớp trang điểm vẫn còn trên mặt. 

Acne cosmetica – Mụn do mỹ phẩm: dùng để chỉ tình trạng một số người gặp phải ngay sau khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc da hoặc trang điểm. Trường hợp này chỉ xảy ra với một số ít người nhạy cảm với thành phần trong sản phẩm.

Giải pháp điều trị mụn hiệu quả

Sau khi đã nắm rõ những nguyên nhân gây mụn đến ngay các cách điều trị mụn hiệu quả và tốt nhất hiện nay, bạn nhé!

Điều trị loại mụn nặng nhất – Mụn nang

Mụn nang chính là nỗi sợ hãi của “dân skincare”. Đây là loại mụn nặng nhất, có thể nổi xen kẽ cùng với mụn nhẹ và trung bình khác. Chúng có nang sâu, gây đau nhức và sưng phồng. Nguyên nhân gây mụn nang cũng tương tự như các loại mụn khác, nhưng da có phản ứng mạnh hơn với các tác nhân gây ra. Một số biểu hiện của mụn nang để bạn nhận biết:

  • Mụn nang thường sưng đỏ, nổi lên trên bề mặt da và cũng kéo dài sâu dưới bề mặt da.
  • Mụn nang có thể có hoặc không có “đầu trắng”. Nên đôi khi trông nó như chỉ là nốt sần lớn màu đỏ chứ không phải “mụn”.
  • Mụn nang hầu như luôn gây đau nhức ngay cả khi không chạm vạo.
  • Vì mụn bọc nang rất lớn và sau bên dưới bề mặt da nên nguy cơ để lại sẹo cao hơn, đặc biệt là nếu không điều trị đúng cách.

Để điều trị mụn nang, thông thường phải cần đến sự can thiệp của bác sĩ da liễu vì các sản phẩm trị mụn không kê đơn thường không đủ để tự điều trị. Hoặc bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn liệu bạn có nên dùng các sản phẩm có chứa axit salicylic và benzoyl peroxide không kê đơn để xem hiệu quả trên da, trước khi cân nhắc sử dụng các sản phẩm kê toa để điều trị.

Điều trị mụn cho làn da khô

Da khô và có mụn có lẽ là một trong những vấn đề nan giải nhất vì các sản phẩm tốt cho da khô (như kem dưỡng ẩm giàu chất làm mềm) có thể gây bít tắc lỗ chân lông, làm tình trạng mụn tồi tệ hơn. 

Để điều trị mụn cho da khô, đầu tiên bạn cần tuân thủ các lưu ý cơ bản đã nêu trên.  Ngoài ra, bạn cần tìm các sản phẩm dưỡng ẩm và làm mềm da với kết cấu lỏng hoặc sữa dưỡng mỏng để loại bỏ tình trạng da khô mà không làm tắc nghẽn lỗ chân lông. 

Bạn có thể sẽ cần: Review Top 13 Kem Dưỡng Ẩm Cho Da Khô Tốt Nhất Hiện Nay

Thành phần trị mụn hiệu quả

Bạn có thể bắt đầu quá trình trị mụn của mình bằng các sản phẩm không kê đơn có chứa BHA (axit salicylic) với nồng độ từ 0.5% đến 2%, và benzoyl peroxide ở nồng độ từ 2.5% đến 5%. Hai thành phần này có hiệu quả nhanh chóng và dịu nhẹ để giảm thiểu mụn nhẹ đến trung bình, nhưng với điều kiện sản phẩm đó không gây kích ứng.

BHA (axit salicylic)

BHA là một thành phần đa chức năng có thể chữa trị mụn bằng nhiều cách. Sử dụng BHA có thể làm dịu da, dưỡng ẩm và tẩy tế bào chết trên bề mặt da. Đồng thời, BHA là sạch sâu trong lỗ chân lông. Các sản phẩm chăm sóc hiệu quả cần chứa BHA có nồng độ thấp nhất từ 0.5%. Nồng độ 2% thường được ứng dụng nhiều hơn cả trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị mụn hiện nay.

Benzoyl peroxide 

Benzoyl peroxide là thành phần giúp kiểm soát vi khuẩn gây mụn, thường xuất hiện với nồng độ 2.5% – 5%. (Đây là ngưỡng nồng độ an toàn và hiệu quả nhất trên da, nồng độ cao hơn có thể gây khô và kích ứng da). Sử dụng các sản phẩm chứa 2.5% Benzoyl peroxide hằng ngày giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và chống viêm hiệu quả. Nếu sử dụng sau vài tuần vẫn chưa thấy có nhiều tiến triển, bạn có thể tăng lên 5%.

Nếu da bạn không được cải thiện với 5% benzoyl peroxide và 2% BHA, bạn có thể cân nhắc một vài sản phẩm khác để sử dụng cùng với các thành phần này.

Adapalene

Adapalene (một dạng vitamin A) là một loại gel bôi ngoài da mà bạn có thể thêm vào chu trình chăm sóc da của mình khi kết hợp sử dụng BHA và benzoyl peroxide. Các sản phẩm trị mụn có nồng độ 0.1% adapalene được bán không cần kê đơn và nồng độ 0.3% chỉ được kê đơn. Adapalene được đánh giá tốt hơn để sử dụng với benzoyl peroxide vì nó ổn định hơn tretinoin.

 Nếu sử dụng adapalene, BHA và benzoyl peroxide không mang lại hiệu quả như mong muốn sau 6 đến 8 tuần sử dụng hằng ngày, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để tìm các phương pháp điều trị bôi tại chỗ, hoặc uống thuốc khác. 

Trị mụn bằng phương pháp tự nhiên?

Nhiều người vẫn luôn tìm kiếm các phương pháp tự nhiên để thay thế việc điều trị mụn. Vậy liệu có bất kỳ cách nào như vậy không?

Câu trả lời là RẤT KHÓ. Mặc dù có rất nhiều thành phần tự nhiên mang lại lợi ích tuyệt vời cho làn da, nhưng nó không đúng đối với việc điều trị mụn. Các lựa chọn thay thế khác có nguồn gốc tự nhiên sẽ không thể so sánh với các hoạt chất đặc trị mụn như benzoyl peroxide , BHA hay các loại adapalene.

Một số thành phần tự nhiên vẫn được thường xuyên quảng cáo là lựa chọn tự nhiên để điều trị mụn có thể kể đến như: Tinh dầu trà xanh (nghiên cứu cho thấy tinh dầu trà xanh không có tác dụng tốt bằng benzoyl peroxide); chiết xuất cây phỉ (thành phần chống viêm trong chiết xuất cây phỉ rất ít so với các chất  làm khô da, kích ứng); dầu dừa (dầu dừa chứa nhiều axit lauric có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, đồng thời khiến da nhờn bóng, dễ gây bít tắc lỗ chân lông).

Điều trị mụn lưng và cổ

Mụn ở lưng và cổ thường rất khác với mụn trên mặt. Chúng thường sâu, to, đau hơn và mất nhiều thời gian để hình thành mụn viêm nên bạn có thể nặn một cách an toàn. Vậy nên nhìn chung, mụn lưng và mụn cổ thường mất nhiều thời gian hơn để biến mất, ngay cả khi sử dụng các sản phẩm điều trị mụn tốt nhất.

Mặc dù có sự khác nhau về mụn cổ và lưng với mụn trên mặt nhưng những điều nên làm và kiêng kỵ đều giống nhau. Vậy liệu có nên sử dụng các sản phẩm sữa tắm có chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic? Nghiên cứu chỉ ra rằng các cả hai chất đều trị mụn cứng đầu hiệu quả khi để lại trên da chứ không phải dạng rửa trôi. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà để các sản phẩm làm sạch có chứa BHA và benzoyl peroxide này lâu hơn trên da với hi vọng hấp thụ các thành phần hoạt tính tốt hơn, nó chỉ sẽ khiến da khô hơn và có khả năng gây kích ứng khi ở lâu trên da.

Nặn mụn đúng cách

Chắc hẳn bạn đã từng ai đó khuyên rằng không bao giờ được nặn mụn và bạn không tài nào có thể “nhịn” được điều này. Khi nặn mụn không đúng cách và nếu nó không phải là loại mụn phù hợp. Việc ghì ép hoặc nặn quá mức mạng tay có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng và có thể làm vết thương lâu lành hơn.

Vậy rốt cuộc có thể nặn mụn hay không?? Câu trả lời là hoàn toàn CÓ THỂ, bởi việc làm giảm và loại bỏ mụn đúng cách cũng quan trọng như sử dụng đúng các sản phẩm chăm sóc da. Điều quan trọng là: thời điểm nặn mụn. Bạn cần biết được thời điểm nào thích hợp để tiến hành lấy đi nhân mụn. Đó là khi bạn có thể nhìn thấy phần dịch trắng (nhân mụn) lộ rõ và nốt mụn sưng lên.

Nếu chưa thấy phần nhân trắng, hãy tạm thời chờ đợi thêm. Nếu bạn cố gắng nặn những nốt mụn chưa “chín” này sẽ khiến chúng tái lại nhiều lần mà thôi. Hãy cố gắng chờ đến thời điểm thích hợp, sau đó nặn nhẹ nhàng hết sức có thể. Sau đây là quy trình các bước tự lấy nhân mụn tại nhà đúng chuẩn màn bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Chuẩn bị một dụng cụ nặn mụn
  • Bước 2: Rửa mặt với một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, tan trong nước. Không rửa mặt với nước nóng hay quá lạnh, vì cả hai đều khiến da ửng đỏ hơn.
  • Bước 3: Thấm khô da. Không nặn mụn khi da mặt còn ướt vì sẽ khiến da dễ bị tổn thương và để lại vết thương lâu lành hơn.
  • Bước 4: Đưa phần đầu của dụng cụ nặn mụn lên nốt mụn. Sau đó, thật nhẹ nhàng ấn xuống và gạt ngang để lấy nhân mụn ra. Có thể thực hiện một đến hai lần và chỉ nên dừng lại ở đó. Đừng cố nặng thêm vì rất gây tổn thương cho da và khiến mụn nặng thêm.

*Lưu ý khi tự nặn mụn tại nhà, bạn phải hết sức nhẹ nhàng. Mục đích nặn mụn là loại bỏ nhân mụn mà không tạo vảy, rách da hoặc làm tổn thương vùng da xung quanh để tránh để lại sẹo.

  • Bước 5: Tiếp tục hoàn thành các bước chăm sóc da còn lại.

Tạm kết

Trắng Da hy vọng với những thông tin về nguyên nhân gây mụn và những gợi ý cách điều trị vừa trên, cộng với sự kiên trì và chăm chỉ của bạn, một ngày không xa bạn có thể hoàn toàn tự tin với làn da của mình. Làn da căng mịn và sạch mụn với toàn bộ tâm huyết, công sức và nỗ lực của chính bạn. Chúc các bạn thành công và luôn rạng rỡ!

>>> Xem thêm: Các bước chăm sóc da mụn

Tags: