Cách sử dụng tẩy tế bào chết an toàn tại nhà cho từng loại da

Tẩy tế bào chết đem lại nhiều tác dụng có lợi cho da. Tuy nhiên, nên tẩy da chết như thế nào để những lợi ích này được phát huy tối đa. Cùng tìm hiểu ngay cách sử dụng tẩy tế bào chết hiệu quả cho từng loại da mà Trắng Da chia sẻ trong […]

Đã cập nhật 16 tháng 8 năm 2022

Bởi

5/5 - (10 bình chọn)
Cách sử dụng tẩy tế bào chết an toàn tại nhà cho từng loại da

Tẩy tế bào chết đem lại nhiều tác dụng có lợi cho da. Tuy nhiên, nên tẩy da chết như thế nào để những lợi ích này được phát huy tối đa. Cùng tìm hiểu ngay cách sử dụng tẩy tế bào chết hiệu quả cho từng loại da mà Trắng Da chia sẻ trong bài viết dưới đây để hiểu rõ và biết cách áp dụng bạn nhé. 

Tẩy tế bào chết là gì?

cách sử dụng tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết 

Tẩy tế bào chết là một trong các bước quan trọng của quá trình chăm sóc da. Khi làn da luôn phải chịu nhiều tác động từ môi trường bên ngoài thì việc tẩy tế bào chết sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các tế bào sừng già, bụi bẩn, vi khuẩn và bã nhờn tích tụ sâu trong lỗ chân lông, giúp làm sạch da và tăng khả năng dưỡng da.

Có bao nhiêu dạng tẩy tế bào chết?

Có 2 phương pháp tẩy tế bào chết chính hiện nay là tẩy tế bào chết vật lý và tẩy tế bào chết hoá học.

Tẩy tế bào chết vật lý

Tẩy tế bào chết vật lý

Tẩy tế bào chết vật lý

Tẩy da chết vật lý là phương pháp sử dụng các sản phẩm peeling gel hoặc dạng hạt (scrub) kết hợp với lực massage nhẹ nhàng từ bàn tay để giúp loại bỏ lớp tế bào chết, bụi bẩn và dầu nhờn trên da, giúp cho da được thông thoáng và sáng mịn hơn. 

Tẩy tế bào chết hóa học

Tẩy da chết hóa học là phương pháp làm sạch tế bào chết bằng các thành phần acid (như AHA, BHA và PHA). Các chất hóa học này thông qua quá trình phá vỡ liên kết giữa các tế bào, từ đó loại bỏ các tế bào chết và kích thích sản sinh tế bào mới, làm thông thoáng lỗ chân lông và giúp làn da trở nên đều màu và mịn màng hơn.       

AHA

AHA

AHA

AHA là các thành phần có khả năng tan trong nước có nguồn gốc từ tự nhiên như đường mía, hạnh nhân, sữa, nho và trái cây họ cam quýt. Chúng có tác dụng làm bong tróc lớp bề mặt của da để giúp loại bỏ tình trạng lỗ chân lông to, da thô ráp, nhiều nếp nhăn và không đều màu. 

Các loại AHA phổ biến gồm: 

  • Axit glycolic: là dạng AHA mạnh nhất có nguồn gốc từ đường mía, có tác dụng tẩy tế bào chết trên bề mặt da và loại bỏ các tế bào da sạm màu. 
  • Axit lactic: được chiết xuất từ ​​sữa và mía, giúp làm tươi mới làn da, giảm tắc nghẽn lỗ chân lông và tăng cường giữ ẩm da.
  • Axit citric: có trong cam quýt, cam, chanh, bưởi. Axit citric là một chất chống oxy hóa rất mạnh, giúp kiểm soát dầu thừa, điều chỉnh độ pH, làm sáng và làm mịn kết cấu da.
  • Axit tartaric: Được tìm thấy trong nhiều loại thực vật và trái cây, chẳng hạn như nho và me. Axit Tartaric chứa chất chống oxy hóa bảo vệ da khỏi sự tàn phá có hại của các gốc tự do. Đồng thời, giúp cung cấp độ ẩm, cải thiện kết cấu da và làm giảm lão hóa. 

BHA 

BHA

BHA

BHA là các axit có khả năng hòa tan trong dầu thừa hoạt động trên bề mặt da và đi sâu cào tầng biểu bì giúp loại bỏ các chất sừng, vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ; giúp cho lỗ chân lông luôn thông thoáng và không bị kích ứng. BHA sử dụng đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp bị mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn bọc và mụn viêm.

>> Xem thêm: Top sản phẩm tẩy da chết BHA giúp da sạch sâu, giảm mụn hiệu quả

PHAs

Thành phần tẩy da chết PHAs

Thành phần tẩy da chết PHAs

PHAs có kích thước phân tử lớn hơn AHAs nên chúng thẩm thấu vào da chậm hơn. PHAs ngoài khả năng tẩy tế bào chết, còn giúp giữ ẩm, giảm dầu thừa tích tụ trên da, giảm đường nhăn, nếp nhăn, vết nám và sẹo mụn. Qua đó, mang lại cho da kết cấu đều màu hơn. 

Lợi ích khi tẩy tế bào chết đều đặn

Tiến hành tẩy da chết thường xuyên sẽ giúp mang lại rất nhiều lợi ích cho làn da của bạn. Chẳng hạn như: 

  • Lấy đi mọi mọi bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn và da chết tích tụ sâu trong lỗ chân lông, giúp lỗ chân lông luôn được thông thoáng và sạch sẽ. 
  • Tăng cường lưu thông máu đến các tế bào, giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.  
  • Tẩy da chết giúp làm bong tróc các tế bào da cũ và cho phép các tế bào da mới phát triển. Qua đó giúp cải thiện kết cấu và tông màu, mang đến cho bạn một làn da tràn đầy sức sống. 
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, mang đến cho da vẻ tươi sáng, trẻ trung hơn.
  • Sẽ có rất ít điểm đáng chú ý đối với các loại kem dưỡng da mặt và các sản phẩm chăm sóc da ưa thích nếu chúng chỉ nằm trên da của bạn; các thành phần chỉ hoạt động nếu chúng có thể đi sâu vào bên trong. 
  • Giúp kem dưỡng da có thể thẩm thấu tốt hơn vào các lớp hạ bì bên dưới để phát huy tối đa tác dụng dưỡng ẩm và dưỡng sáng. 
  • Chống lão hóa và duy trì làn da khỏe mạnh. 
Lưu ý khi tẩy tế bào chết 

Lưu ý khi tẩy tế bào chết 

Một số lưu ý khi tẩy da chết tại nhà

Tẩy da chết đem lại nhiều lợi ích cho da, nhưng để phát huy tối đa những lợi ích này, khi tẩy tế bào chết, bạn cần lưu ý: 

Chọn phương pháp tẩy da chết phù hợp với làn da

Trước khi tẩy tế bào chết, bạn nên hiểu rõ loại da của mình (da thường, da dầu, da khô, da hỗn hợp hay da nhạy cảm) để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp:  

  • Tẩy da chết vật lý thích hợp sử dụng cho mọi loại da. Tuy nhiên, với những người có da nhạy cảm, da mụn và da có vết thương hở, bạn nên tránh sử dụng tẩy da chết dạng hạt to và tránh chà sát quá mạnh gây kích ứng và tổn thương da. 
  • Tẩy da chết hóa học đặc biệt thích hợp sử dụng cho các trường hợp da thường, da mụn, da dầu, da hỗn hợp do có khả năng làm sạch sâu và làm thông thoáng lỗ chân lông. Tuy nhiên với da nhạy cảm, bạn nên cân nhắc sử dụng vì chúng dễ gây kích ứng do có các thành phần axit.

Nếu bạn chưa biết nên dùng tẩy tế bào chết vật lý hay hóa học?

Tham khảo ngay: Ưu, nhược điểm của tẩy tế bào chết vật lý và hóa học bạn cần biết
Tẩy da chết vật lý và hóa học

Tẩy da chết vật lý và hóa học

Thành phần của sản phẩm tẩy tế bào chết

Mỗi thành phần tẩy tế bào chết sẽ phù hợp với mỗi loại da khác nhau. Chẳng hạn như: 

  • Thành phần tự nhiên: Phù hợp sử dụng cho mọi loại da. 
  • AHA khuyên dùng cho da thường, da khô, da bị tổn thương do tác động của ánh nắng mặt trời vì chúng có khả năng giữ ẩm mạnh, có thể giúp giữ ẩm tự nhiên cho da.
  • BHA đem lại nhiều lợi ích cho những người có làn da hỗn hợp, da dầu, da dễ bị mụn và da mụn như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc.
  • PHA không tẩy da chết mạnh và ít gây kích ứng hơn AHA, do đó, chúng phù hợp với mọi loại da, nhất là da nhạy cảm.

Tần suất sử dụng

Tần suất tẩy da chết được khuyến cáo là từ 1 – 2 lần/ tuần. Bạn không nên lạm dụng tẩy da chết bởi nó có thể gây phản tác dụng, khiến da dễ bị kích ứng, dễ bắt nắng, trở nên khô hơn và yếu hơn. 

Chỉ nên tẩy da chết 1 - 2 lần/ tuần

Chỉ nên tẩy da chết 1 – 2 lần/ tuần

Cách sử dụng

Để tẩy da chết có hiệu quả, bạn nên thực hiện lần lượt theo các bước sau: 

  • Bước 1: Làm sạch da bằng nước ấm. Trong trường hợp tẩy da chết cho mặt, bạn nên sử dụng sữa rửa mặt. 
  • Bước 2: Lấy một lượng tẩy da chết vừa đủ thoa đều lên da, từ từ massage nhẹ nhàng lên khắp da mặt hoặc body. Tránh chà xát quá mạnh có thể gây tổn hại da. 
  • Bước 3: Sử dụng nước mát để làm sạch da lại một lần nữa  
  • Bước 4: Sử dụng toner và kem dưỡng ẩm cho da mặt để giúp cân bằng độ ẩm. Còn với body, bạn có thể sử dụng sữa dưỡng thể. 

Cách sử dụng tẩy tế bào chết cho da mặt

Tùy vào từng loại da khác nhau, bạn có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm tẩy da chết khác nhau. 

Tẩy tế bào chết cho da khô  

Tẩy tế bào chết đối cho da khô vô cùng quan trọng. Vì đặc tính sần sùi và khô ráp nên sau khi tẩy da chết, bạn nhất định phải sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp da mềm mại hơn. Hãy ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thành phần dưỡng ẩm cao và lưu ý, chỉ cần tẩy da chết từ 1 – 2 lần/ tuần. Tránh tẩy quá nhiều khiến da dễ kích ứng và bong tróc hơn.

Tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm

Đối với làn da nhạy cảm, khó “nuông chiều”, bạn nên hết sức cẩn thận trong khi tẩy tế bào chết. Nên chọn các sản phẩm dạng peeling gel. Bởi lẽ, việc tác động lên da quá mạnh sẽ khiến da dễ bị kích ứng và bào mòn nhiều hơn.

Tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm

Tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm

Tẩy tế bào chết cho da dầu

Da dầu có tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh, nếu không tẩy da chết thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn. Khi tẩy tế bào chết cho da dầu, bạn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm có khả năng kiềm dầu tốt. Chẳng hạn như sản phẩm có chứa acid salicylic, acid lactic, acid glycolic, đất sét… 

Tẩy tế bào chết cho da thường 

Đối với loại da thường, bạn có thể thực hiện tẩy tế bào chết từ 2 – 3 lần/ tuần. Dù da thường không bị bong tróc như da khô hoặc đổ dầu như da nhờn nhưng bạn cũng cần chú trọng đến việc tẩy tế bào chết. Các sản phẩm tẩy tế bào chết dạng hạt như hạt mơ nghiền hay đường nâu… sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.

Tẩy tế bào chết cho da hỗn hợp

Da hỗn hợp được chia làm 2 dạng là hỗn hợp thiên khô và hỗn hợp thiên dầu. Trong khi da thiên dầu thường tiết ra chất nhờn thì da thiên khô lại rất dễ bong tróc. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các sản phẩm giúp làm sạch da nhưng không khiến da bị kích ứng. Chẳng hạn như tẩy da chết dạng peeling hoặc tẩy da chết hóa học.

>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn tẩy tế bào chết cho da mặt đúng cách

Cách sử dụng tẩy tế bào chết cho môi

Cách sử dụng tẩy tế bào chết cho môi

Cách tẩy tế bào chết cho môi

Tẩy da chết cho môi đem lại nhiều lợi ích như loại bỏ lớp da chết bong tróc, giúp làm mềm môi và giúp môi dễ dàng hấp thu dưỡng chất từ son dưỡng hoặc mặt nạ dưỡng. Hạn chế thâm môi, môi khô, nứt nẻ. 

Để tẩy da chết cho môi có hiệu quả, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm: 

  • Tẩy tế bào chết dạng hạt (Lip scrub), dạng mặt nạ ngủ hoặc dạng sủi bọt.
  • Tẩy tế bào chết có chứa thành phần dưỡng ẩm như: bơ hạt mỡ (Shea Butter), Vaseline, mật ong… 

Bên cạnh đó, trong quá trình tẩy da chết, cần chú ý thực hiện lần lượt các bước tẩy trang môi – rửa sạch môi với nước ấm – thoa đều hỗn hợp tẩy da chết – massage môi nhẹ nhàng và rửa sạch lại với nước ấm sau 2 – 3 phút.  

Về tần suất tẩy tế bào chết, tùy vào điều kiện thời tiết, bạn có thể tiến hành tẩy 1 lần/ tuần với nhiệt độ thường và 2-3 lần/ tuần vào mùa đông lạnh. Không thực hiện tẩy quá nhiều để tránh cho da môi bị mỏng. 

Cách sử dụng tẩy tế bào chết cho body 

Cách sử dụng tẩy tế bào chết cho body

Cách tẩy tế bào chết cho body

Sử dụng tẩy tế bào chết cho body, bạn nên lựa chọn tẩy da chết vật lý dạng hạt (scrub) để tạo ma sát, làm bong tróc lớp sừng và da chết ra khỏi cơ thể. Nhất là những vùng da khô như cùi chỏ, gót chân, đầu gối. Đồng thời, lựa chọn những sản phẩm có thành phần tự nhiên vừa dịu nhẹ, vừa an toàn cho da. 

Nếu gặp tình trạng mụn lưng, bạn có thể kết hợp với sữa tắm hoặc xà bông có thành phần than hoạt tính. Bởi thành phần này có khả năng hấp phụ bã nhờn, khi kết hợp với tẩy da chết vật lý sẽ giúp lấy đi toàn bộ tế bào chết và dầu nhờn trên da. Qua đó, giúp da được làm sạch một cách tối ưu. 

Hướng dẫn tẩy da chết body hiệu quả bạn có thể tham khảo: 

  • Bước 1: Làm sạch cơ thể bằng nước ấm để các lỗ chân lông được giãn nở.
  • Bước 2: Lấy một lượng vừa đủ sản phẩm tẩy da chết để thoa nhẹ lên khắp vùng da trên cơ thể, trừ vùng mặt. 
  • Bước 3: Massage toàn thân khoảng 15 phút để loại bỏ da chết.
  • Bước 4: Tắm lại với nước ấm. 

>> Tìm hiểu các sản phẩm tẩy tế bào chết cho body:

Hướng dẫn sử dụng các loại tẩy da chết phổ biến nhất hiện nay

Mỗi sản phẩm tẩy da chết khác nhau, đòi hỏi cách thực hiện khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tẩy tế bào chết đúng chuẩn và cách sử dụng các dạng tẩy tế bào chết phổ biến hiện nay:

Cách sử dụng tẩy tế bào chết dạng hạt

Sử dụng tẩy tế bào chết dạng hạt, bạn nên thực hiện theo các bước: 

  • Bước 1: Vệ sinh da bằng nước tẩy trang và dùng sữa rửa mặt làm sạch da. 
  • Bước 2: Cho một lượng vừa đủ tẩy tế bào chết và thoa đều lên bề mặt da đang ướt, hãy nhớ tẩy tế bào chết dạng hạt không trải qua bước tạo bọt. 
  • Bước 3: Cố gắng tán đều các hạt ra các vùng da kết hợp massage nhẹ nhàng để các hạt có thể lấy đi toàn bộ lớp da chết trên bề mặt da.
  • Bước 4: Nên tránh chà xát mạnh bởi các hạt sẽ khiến da bị tổn thương, tăng nguy cơ viêm da. Cuối cùng, hãy rửa lại da với nước sạch và thấm khô bằng khăn mềm. 

Cách sử dụng tẩy tế bào chết dạng gel

Cách sử dụng tẩy tế bào chết dạng gel

Cách tẩy tế bào chết dạng gel

Để tiến hành đúng cách sử dụng tẩy da chết dạng gel, sau khi đã làm sạch da, bạn sẽ lấy một lượng nhỏ sản phẩm ra lòng bàn tay.

Thoa đều gel lên các vùng da mặt đang ướt, từ từ massage nhẹ nhàng theo hướng vòng trong từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên.

Cố gắng di chuyển các sợi vụn đều khắp vùng da để chúng có thể lấy sạch bã nhờn và bụi bẩn. Khi các sợi vụn này chuyển màu xám đục thì hãy tiến hành rửa sạch mặt.

Cách sử dụng tẩy tế bào chết dạng serum

Tẩy tế bào chết dạng serum thuộc các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học. Với các sản phẩm này, bạn cũng cần tiến hành rửa sạch mặt trước khi tẩy da chết. Sau đó, thấm một lượng serum vừa đủ vào bông tẩy trang, thoa lên khắp mặt và chờ trong khoảng 20 – 30 phút trước khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc kế tiếp.   

Lưu ý: 

  • Sau khi tẩy da chết bằng serum, bạn không cần phải rửa sạch lại với nước như các sản phẩm tẩy da chết vật lý. 
  • Các sản phẩm tẩy da chết hóa học cần môi trường có độ pH thấp để hoạt động. Do đó, nếu bạn sử dụng kem dưỡng hay serum dưỡng da ngay sau khi tẩy tế bào chết, chúng có thể làm tăng độ pH của da và làm giảm hiệu quả của sản phẩm. 

Trên đây là cách sử dụng tẩy tế bào chết hiệu quả cho từng loại da. Hy vọng những cách này có thể giúp ích bạn trong quá trình tẩy da chết đem lại cao hiệu quả mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào. Cuối cùng, hãy nhớ thường xuyên truy cập Trắng Da để biết thêm nhiều kiến thức chăm sóc da hữu ích nhé.