Mụn nhọt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị mụn nhọt

Mụn nhọt là bệnh lý về da có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Loại mụn này gây đau nhức, mất thẩm mỹ và có nguy cơ để lại biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị đúng cách. Để hiểu hơn về mụn nhọt, cũng như nguyên nhân, triệu chứng […]

Đã cập nhật 27 tháng 1 năm 2023

Bởi

5/5 - (10 bình chọn)
Mụn nhọt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị mụn nhọt

Mụn nhọt là bệnh lý về da có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Loại mụn này gây đau nhức, mất thẩm mỹ và có nguy cơ để lại biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị đúng cách. Để hiểu hơn về mụn nhọt, cũng như nguyên nhân, triệu chứng của loại mụn này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Trắng Da nhé!

Mụn nhọt là gì? Các loại mụn nhọt thường gặp

Mụn nhọt là bệnh lý về da, tạo nên những nốt mẩn đỏ, sưng và có mủ trắng hoặc vàng. 

Ban đầu mụn thường có kích thước nhỏ bằng hạt đậu, mọc rời rạc. Sau đó sẽ dần lan rộng ra với kích thước lớn, xuất hiện dịch mủ nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách. Một vài trường hợp còn bị sốt, ê nhức toàn thân do mụn mọc thành cụm ở những vị trí da nhạy cảm. 

Mặt, cổ, nách, mông, đùi là những vùng da thường xuất hiện mụn nhọt 
(Nguồn hình: Sưu tầm)

Có 4 loại mụn nhọt thường gặp như sau:

  • Mụn nhọt theo cụm hoặc theo chùm: Đây là hiện tượng áp xe da được tạo thành bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus. Mụn có thể mọc đơn lẻ, theo cụm hoặc theo chùm kèm theo đó là hiện tượng cảm sốt, sốt rét,…
  • Mụn bọc: Đây là loại mụn được hình thành khi bí tắc lỗ chân lông, các tuyến bã nhờn trên da bị tổn thương do vi khuẩn. Mụn bọc thường xuất hiện ở độ tuổi dậy thì, thanh thiếu niên.
  • U nang lông: Loại mụn này thường mọc ở các nếp gấp của mông. Đối với những ai thường phải ngồi nhiều, ngồi lâu một chỗ thì sẽ rất dễ nổi u nang lông.
  • Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ: Loại mụn này thường mọc ở những vùng da bí, tiết nhiều tuyến mồ hôi như dưới nách và bẹn. 

Dấu hiệu nhận biết

Những vùng da thường tiết nhiều mồ hôi sẽ là nơi hình thành mụn nhọt. Những vị trí này có thể kể đến như nách, da mặt, đùi, bẹn, mông, gáy phía sau cổ. Đối với những ai bị mụn nhọt ở mông thì sẽ gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một vài triệu chứng nhận biết mụn:

  • Các nốt mụn sưng đỏ, gây ra đau nhức có kích thước tăng dần theo thời gian.
  • Mụn mọc ở quanh cổ, trên da, vùng lưng, bẹn, mông,…
  • Trong mụn có chứa mủ trắng hoặc mủ vàng.
  • Ban đầu bên trong mụn có màu trắng. Mụn càng già thì phần nhân mụn bên trong sẽ dần chuyển sang màu vàng. Khi mụn vỡ ra sẽ tiết chất dịch đó ra ngoài.
  • Mụn có thể đi kèm với hiện tượng sưng hạch, sốt.
Tuyến mồ hôi phát triển mạnh nhất ở khu vực da nào thì vùng da đó có nguy cơ cao bị mụn nhọt
Tuyến mồ hôi phát triển mạnh nhất ở khu vực da nào thì vùng da đó có nguy cơ cao bị mụn nhọt
(Nguồn hình: Sưu tầm)

Nguyên nhân gây ra mụn nhọt

Vi khuẩn Staphylococcus là tác nhân chính gây ra tình trạng mụn nhọt. Mụn hình thành từ những tổn thương nhỏ trên da kết hợp với sản phẩm chăm sóc da không đảm bảo, khói bụi trong không khí,… Lúc này vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong da, gây tắc tuyến mồ hôi, viêm nang lông,… dẫn đến viêm nhiễm, hình thành mụn nhọt. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra mụn phổ biến:

Bí tắc lỗ chân lông

Lỗ chân lông có ở bề mặt da, có chức năng giúp da hô hấp. Nếu da không được vệ sinh sạch sẽ, tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn sẽ bám trên da khiến lỗ chân lông bị bí tắc. Ngoài ra, việc không thay quần áo thường xuyên, không tẩy tế bào chết, mặc quần áo chật là những nguyên nhân khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn.

>>>Xem thêm:

Viêm nang lông

Lỗ chân lông cọ xát nhiều do mặc quần áo có chất liệu thô ráp, cọ xát vào da sẽ dẫn đến mẩn đỏ, ngứa. Qua đó hình thành nên các tổn thương trên da. Vi khuẩn gây bệnh theo các vị trí này xâm nhập vào cơ thể và gây ra mụn nhọt. 

Bệnh dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông là tình trạng da sần sùi, thô ráp ở những vị trí như mông, mặt sau bắp tay hay mặt trước đùi. Đùi, mông, cánh tay, da mặt là những vị trí thường xuất hiện dày sừng nang lông. Trẻ em thường dễ mắc bệnh này và khỏi dần khi lớn lên.

Người đang hoặc từng có tiền sử mắc các bệnh lý mãn tính

Những triệu chứng bất thường trên cơ thể như nổi mụn nhọt sẽ là tín hiệu của bệnh. Đối với những người bị bệnh gan, chức năng đào thải của gan lúc này hoạt động kém, các chất độc không được đào thải ra bên ngoài, tích tụ trong cơ thể. Đối với những người bị bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch cơ thể suy yếu, lượng đường trong cơ thể tăng cao làm cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Từ đó gây bí tắc lỗ chân lông gây ra bệnh viêm nang lông.

Những người thường xuyên tiếp xúc với không khí bẩn, hoá chất độc hại cũng sẽ dễ gây ra kích ứng da
Những người thường xuyên tiếp xúc với không khí bẩn, hoá chất độc hại cũng sẽ dễ gây ra kích ứng da (Nguồn hình: Sưu tầm)

Cách chữa mụn nhọt sưng to tại nhà

Tình trạng mụn nhọt có thể được điều trị tại nhà, kèm theo sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Dưới đây là một số cách chữa mụn tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tẩy tế bào chết thường xuyên để loại bỏ bã nhờn, không tạo cơ hội cho vi khuẩn tích tụ. 
  • Giữ gìn quần áo thật sạch. Sử dụng quần áo có chất liệu vải mềm mịn không gây kích ứng da.
  • Sử dụng miếng dán mụn để hút mụn mủ, nhân mụn ra ngoài. Sử dụng đều đặn, mụn sẽ giảm sưng và hạn chế đau nhức.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn theo chỉ định của bác sĩ da liễu. Các loại thuốc kháng sinh bôi ngoài da hoặc thuốc uống có khả năng làm tiêu mụn, nhanh gom cồi. Hơn nữa các loại thuốc kháng sinh còn làm giảm cơn đau nhức, sốt do mụn gây ra. 
  • … 

Cách nặn mụn mủ, mụn nhọt an toàn

Đối với những tình trạng mụn phức tạp, mụn mọc lớn, Trắng Da khuyến khích bạn nên tìm đến các bác sĩ da liễu uy tín để lấy nhân mụn, kết hợp dùng thuốc kháng sinh để không bị nhiễm trùng. Đối với những tình trạng mụn nhỏ, đơn giản, mụn mọc ở các vị trí không nguy hiểm thì bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:

  • Sử dụng túi ấm chườm lên vùng da bị mụn. Cách này giúp kích thích nhân mụn, mủ trong mụn chảy ra ngoài. Trong quá trình chườm ấm, bạn tuyệt đối không được dùng tay sờ nắn mụn. 
  • Sau khi được chườm ấm, mụn sẽ sưng to và bắt đầu nặn được rồi.
  • Trước khi nặn mụn, bạn phải rửa tay thật kỹ. Dụng cụ nặn mụn phải được khử trùng.
  • Dùng que nặn mụn chọc một lỗ nhỏ. Sau đó dùng tay nặn mủ bên trong chảy hết ra ngoài.
  • Sau khi nặn mụn xong, dùng nước muối sinh lý lau quanh vết thương để tránh nhiễm trùng.
  • Dùng băng keo cá nhân hoặc bông gòn, băng gạc lại vết mụn vừa mới nặn để phòng ngừa nhiễm trùng.
Cách nặn và điều trị mụn mủ
Cách nặn và điều trị mụn mủ (Nguồn hình: Sưu tầm)

>>>Tìm hiểu thêm:

Mụn nhọt kiêng ăn gì?

Không chỉ mụn nhọt mà hầu hết các loại mụn trên da đều chịu tác động trực tiếp từ đồ ăn, nước uống được đưa vào cơ thể hàng ngày. Một số thực phẩm có chứa chất làm tăng lượng hormone insulin trong cơ thể. Điều này làm tăng hoạt động của tuyến dầu dưới da, tạo điều kiện cho mụn nhọt xuất hiện. Thậm chí, một số loại thực phẩm khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh histamin, gây mẩn đỏ và ngứa. Một số thực phẩm làm tăng Bradykinin, khiến tình trạng mụn viêm nặng hơn. Vì vậy, khi bị nhọt cần kiêng một số thực phẩm để giảm cảm giác khó chịu, giúp vết nhọt thuyên giảm và nhanh lành hơn. Dưới đây là một vài thực phẩm bạn cần kiêng khi điều trị mụn nhọtphòng ngừa mụn nhọt.

Thực phẩm giàu chất béo từ dầu mỡ

Những món ăn béo chứa nhiều dầu mỡ luôn thu hút sự yêu thích của nhiều người. Nhưng đây lại là những tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh về tim mạch, béo phì, cao huyết áp,… và các bệnh về da như mụn nhọt. Những thực phẩm này khi được đưa vào cơ thể sẽ khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, gây bí tắc lỗ chân lông. Từ đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập, phát triển mạnh mẽ gây tình trạng mụn ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để tốt cho sức khỏe cũng như làn da, bạn nên hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. 

Khi chế biến, thay vì chiên, xào, rán, hãy ưu tiên chọn hấp hoặc luộc. 
Khi chế biến, thay vì chiên, xào, rán, hãy ưu tiên chọn hấp hoặc luộc. 
(Nguồn hình: Sưu tầm)

Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm có nhiều đường chứa hàm lượng đường cao kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn. Từ đó, lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn, gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng nổi mụn càng trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, đồ ngọt còn khiến quá trình lão hóa da diễn ra nhanh hơn. Có nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn nhiều đồ ngọt dễ bị nổi mụn nhọt hơn người bình thường. 

Hạn chế ăn đồ ngọt là biện pháp tốt để bảo vệ làn da
Hạn chế ăn đồ ngọt là biện pháp tốt để bảo vệ làn da (Nguồn hình: Sưu tầm)

Thực phẩm chứa Carbs tinh chế

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học, hầu hết những người có nguy cơ nổi mụn nhọt thường có xu hướng tiêu thụ nhiều carbohydrate tinh chế (Carbs tinh chế) hơn những người khác. Carbs tinh chế có mối quan hệ mật thiết với hormone insulin. Khi carbohydrate được hấp thụ vào máu, lượng đường trong máu sẽ tăng lên nhanh chóng. Để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, nồng độ insulin cũng tăng lên. Tuy nhiên, mức insulin cao làm cho nội tiết tố androgen hoạt động mạnh hơn. Điều này khiến tế bào da phát triển nhanh hơn, bã nhờn tiết ra nhiều hơn. 

Những thực phẩm chứa nhiều Carbs tinh chế có thể kể đến như: bánh mì trắng, bánh quy, gạo trắng, mì gạo, nước ngọt, đồ uống có gas, các chất tạo ngọt tự nhiên như siro, mật ong, đường mía,...
Những thực phẩm chứa nhiều Carbs tinh chế có thể kể đến như: bánh mì trắng, bánh quy, gạo trắng, mì gạo, nước ngọt, đồ uống có gas, các chất tạo ngọt tự nhiên như siro, mật ong, đường mía,… (Nguồn hình: Sưu tầm)

Thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh

Sự xuất hiện của mụn nhọt được cho là có liên quan mật thiết đến các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, pizza,… Những món ăn này thường giàu Carbs tinh chế và chất béo có hại cho sức khỏe nếu sử dụng thường xuyên trong thời gian dài. Hơn nữa, những loại thực phẩm này được bán tràn lan trên thị trường, không phải loại nào cũng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 100%. Chưa kể, nguyên liệu chế biến cũng không đảm bảo chất lượng. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia da liễu, ăn nhiều đồ ăn nhanh sẽ làm tăng nguy cơ mọc mụn. 

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đồ ăn nhanh sẽ ảnh hưởng đến gen, gây rối loạn cân bằng hormone, khiến mụn mọc mất kiểm soát
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đồ ăn nhanh sẽ ảnh hưởng đến gen, gây rối loạn cân bằng hormone, khiến mụn mọc mất kiểm soát
(Nguồn hình: Sưu tầm)

Sữa, các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa như bơm sữa chua, phô mai,… cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, khi bị mụn nhọt, chúng lại được xếp vào danh sách thực phẩm cần kiêng. Vì sữa có khả năng làm tăng lượng hormone insulin, giúp cơ thể hấp thụ nhiều glucose và carbohydrate hơn. Không chỉ vậy, chúng còn khiến da tăng tiết bã nhờn, dầu thừa. 

Dòng sữa bò kích thích gan tăng cường sản xuất IGF-1 làm tăng nguy cơ nổi mụn trên da
Dòng sữa bò kích thích gan tăng cường sản xuất IGF-1 làm tăng nguy cơ nổi mụn trên da (Nguồn hình: Sưu tầm)

Thực phẩm giàu Omega-6

Bắp ngô, đậu nành, thịt gà, hạt óc chó, khoai tây, bơ lạt,… là những thực phẩm chứa hàm lượng chất béo Omega-6 tương đối lớn. Chất béo này làm tăng sản xuất các chất gây viêm như Bradykinin, tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin khiến tình trạng nổi mụn nặng hơn, khó điều trị hơn. 

Chất béo Omega-6 có khả năng làm tình trạng mụn trở nên phức tạp hơn
Chất béo Omega-6 có khả năng làm tình trạng mụn trở nên phức tạp hơn (Nguồn hình: Sưu tầm)

Socola

Socola là món ăn được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ nhỏ nhưng lại không tốt khi nạp vào người mụn nhọt. Socola chứa nhiều thành phần gây kích ứng hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển.

Khi bị nhọt bạn cần kiêng ăn socola để tránh tình trạng mụn trở nên nặng hơn
Khi bị nhọt bạn cần kiêng ăn socola để tránh tình trạng mụn trở nên nặng hơn (Nguồn hình: Sưu tầm)

Chất kích thích

Rượu, bia thuốc lá, cà phê,… luôn được khuyến cáo có hại cho sức khoẻ, có hại có hệ thần kinh. Riêng đối với những người bị mụn, các chất kích thích này sẽ thúc đẩy hoạt động của tuyến bã nhờn và mồ hôi, khiến lỗ chân lông bị bít tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Không chỉ vậy, sử dụng thường xuyên các chất này còn có thể khiến lượng độc tố trong cơ thể tăng cao, chức năng hoạt động của gan và thận suy giảm.

Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích để phòng ngừa và điều trị mụn
Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích để phòng ngừa và điều trị mụn
(Nguồn hình: Sưu tầm)

Trên đây là những thông tin cơ bản về mụn nhọt và cách điều trị loại mụn này mà Trắng Da muốn chia sẻ đến bạn. Nếu phát hiện bản thân hoặc người nhà bị nổi nhọt cần đến ngay cơ sở y tế hoặc liên hệ ngay với bác sĩ da liễu uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.